Pháp Khí Phật Giáo Hiển thị tất cả 19 results
810,000 1,890,000 
290,000 2,290,000 
390,000 1,490,000 
430,000 590,000 
890,000 1,160,000 
1,090,000 2,390,000 
1,890,000 4,990,000 
490,000 3,690,000 
1,090,000 1,890,000 

PHÁP KHÍ MẬT TÔNG

Pháp khí là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, để dâng cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang, hoặc làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Pháp khí mật tông so với pháp khí của các tông phái khác của Phật Giáo luôn có những nét đặc sắc riêng, khi nhìn vào pháp khí hành giả có thể biết ngay được nguồn gốc pháp khí của tông phái nào.

Pháp khí mật tông thường gắn liền với Phật giáo Tây tạng.

Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng đại khái có thể chia làm sáu loại lớn là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân và khuyến giáo như: cà sa, vòng cổ, kha-ta là pháp khí kính lễ; chuông, trống, sáo xương, vỏ ốc, đàn lục huyền, kèn thuộc loại pháp khí tán tụng; tháp, đàn thành, bát bảo, thất bảo, đàn cúng, lọng hoa thuộc loại pháp khí cúng dường; Tràng hạt, mõ, chùy kim cương, bình quán đỉnh, bát sọ người thuộc loại pháp khí trì nghiệm; Phật hộ pháp, bùa bí mật là pháp khí  hộ thân; đèn mani, bánh xe mani, đá có khắc hoặc viết chân ngôn sáu chữ thuộc loại pháp khí khuyến giáo.

  • Kính Lễ: Khata (kha-gtags) : dâng lụa khata dể thể hiện lòng tôn kính với chư Phật.
  • Cúng dường: đèn nến : dùng của cải và vật chất và tấm lòng thanh tịnh dể cúng dường chư Phật.
  • Tán Tụng: Sáo xương : dùng âm thanh dể mời gọi chư tôn, thức tỉnh chúng sinh.
  • Hộ Thân: Hạt ô: mang theo Phật. Bồ Tát bên mình để hộ thân.
  • Khuyến Giáo: Đá mani: dùng chân ngôn của chư Phật để khuyến giáo chúng sinh cầu phúc cho chúng sinh.
  • Trì Nghiệm: Bình Quán Đỉnh: dụng cụ dùng trong tu trì, tạo phúc, trấn tà ma.

Mặc dù pháp khí Mật tông Tây Tạng có nhiều điểm khiến người khác cuốn hút bởi sự bí ẩn và những hoạ tiết rất đẹp, nhưng về bản chất, mỗi loại pháp khí đều có ý nghĩa giáo dục riêng. Người sử dụng pháp khí mật tông cũng cần phải tìm hiểu ý nghĩa từng loại pháp khí và ý nghĩa phương tiện của nó trong việc tu học, tránh sa đà vào những điều bí ẩn, mang tính mê tín.

Dù sao thì pháp khí mục đích vẫn là trợ duyên cho hành giả tu tập, người hành giả nhất thiết không được bám chấp vào đó để có thể giữ được Tâm Thanh Tịnh, (Tham pháp khí cũng vẫn là tham , chấp pháp khí vẫn là chấp). Vì vậy cho dù có pháp khí thì rất tốt nhưng nếu chưa đủ duyên có thì vẫn không ảnh hưởng đến quá trình thúc liễn thân tâm buông bỏ tham sân si của hành giả tu hành.

Các loại pháp khí mật tông tại Pháp Duyên được lựa chọn cẩn thận và đều giải thích ý nghĩa cho hành giả, và mong các hành giả sử dụng một cách có trí tuệ để hỗ trợ cho việc tu tập của mình.

Nam Mô A Di Đà Phật!

×